Bàn về trí tuệ trong Đạo phật

Đức Phật dạy rằng “Lấy trí tuệ là Sự nghiệp”, chúng ta cũng biết rằng, trí tuệ chân chính chỉ được phát sinh trong quá trình vận dụng Chính kiến và chính tư duy của mỗi con người.
Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học, cùng với tư tưởng tiến hoá của nhân loại, những tư tưởng phi lý, lạc hậu, phản khoa học đều phải tự đào thải. Thế mà Phật giáo vẫn tồn tại 25 thế kỷ cùng với năm tháng thời gian. Điều đó chứng minh rằng Phật giáo đã có sức sống mãnh liệt, bắt nguồn từ một giá trị tinh thần phong phú. Tinh thần ấy chính là sự thể hiện giáo pháp trong đời sống con người.
21_Nang_tam_tri_tue_trong_Phat_giao
PHẬT TÍNH
Trong quan niệm Phật giáo, con người là chủ nhân của mọi hành vi của chính bản thân mình ở cả 3 đời quá khứ, hiện tại và vị lai, là vị Thượng đế duy nhất toàn quyền thưởng, phạt cho chính cuộc đời mình; ngoài mình ra, không bất cứ ai, hoặc thần linh nào khác, có khả năng đưa mình lên thiên đàng, hay vứt mình xuống địa ngục.
Đức Phật dạy:
“Chỉ có ta làm điều tội lỗi,
Chỉ có ta làm ta ô nhiễm,
Chỉ có ta tránh điều tội lỗi,
Chỉ có ta gột rửa cho ta.
Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta,
Không ai có thể làm cho người khác trong sạch”
(Kinh Pháp cú câu 345)
Đức Phật đã tuyên bố: “Tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật”.
Trong lịch sử tiến hoá của nhân loại, từ sơ khai cho đến hôm nay, phát minh khoa học cùng những thành quả vinh quang của nó đã đưa nhân loại đến thời kỳ vàng son của tối tân hiện đại, do từ khả năng khối óc của con người.
tap-de
Dù vậy, theo phân tích của Phật giáo, khả năng đó chỉ là giới hạn của một phần của trí tuệ, hay nói một cách khác, con người của khoa học chỉ mới vận dụng được cái trí sáng thế gian của mình, chưa phải là trí tuệ của mỗi con người như Đức Phật đã chỉ rõ trong Giáo điều, thuật ngữ đó tạm gọi là Trí tuệ Bát nhã và chính trí tuệ ấy mới là chìa khoá vàng duy nhất để mở cánh cửa vô sinh của Niết Bàn tịnh tĩnh.
Tóm lại, đối với Phật giáo, con người vốn là một chúng sinh ưu việt, có rất nhiều tiềm năng phi thường; nếu chúng ta khéo triển khai thì không gì không thực hiện được trên cõi đời này. Như vậy chúng ta có thể nói rằng, Phật giáo là Phật giáo của con người, xuất phát từ Đức Phật Thích Ca, Ngài là đấng Giác ngộ, nhưng Ngài là một con người; Ngài đã cất tiếng nói và có một đời sống rất người, vì con người mà khai thị chân lý, hướng dẫn con người đến đời sống thật sự an vui.
Theo Phật giáo, mọi sai biệt trên thế giới này đều tuỳ thuộc vào các nhân duyên mà sinh khởi; cũng vậy sự khác nhau về địa vị, hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khổ, ngu dốt hoặc thông minh… tất cả hoàn toàn do hành vi tạo tác của mỗi con người, chứ không phải do tự nhiên hay được sắp đặt theo bất kỳ một thông lệ hay một qui định nào.
Ví dụ: con người tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ sinh thái… khiến cho trái đất nóng lên, gây ra hạn hán, lũ lụt, lở núi, sóng thần, thủng tầng ôzôn… gây ra biết bao nhiêu tai hoạ trở lại cho con người.
Trải qua hơn 2500 năm, Đạo Phật đã được thử thách với thời gian và không gian; giá trị tác dụng của đạo Phật vẫn như xưa. Ngày nay trước tiến bộ văn minh vật chất quá độ đã xô đẩy con người vào hố thẳm của tham vọng, hận thù.

Nhận xét